x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo
x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo

TÌM HIỂU SỨC MẠNH CỦA ĐT MALAYSIA NẰM Ở ĐÂU?

14:47 | 15/11/2018


Không phải là đối thủ quá kỵ dơ trong những lần đấu đầu gần đây nhưng cách chơi hiện tại của Malaysia chắc chắn khiến Việt Nam gặp nhiều vất vả. Sức mạnh của họ nằm ở những đâu?

Không phải là đối thủ quá kỵ dơ trong những lần đấu đầu gần đây nhưng cách chơi hiện tại của Malaysia chắc chắn khiến Việt Nam gặp nhiều vất vả. Sức mạnh của họ nằm ở những đâu?

1. Pressing tầm cao 

Đội tuyển Malaysia thể hiện một sự áp đảo về thế trận trong chiến thắng 3-1 trước Lào cách đây vài ngày. Thống kê chỉ ra rằng Malaysia kiểm soát bóng 82,3% - gấp gần 5 lần so với con số 17,7% bên phía Lào. Để có thể làm được điều đó, HLV Tan Cheng Hoe đã hô quân dồn lên liên tục với số đông bên phía phần sân của Lào. 

Bộ tứ cầu thủ gồm Norshahrul Talaha, Zaquan Adha, Syazwan Zainon, Safawi Rasid thường trực “chiếm đóng” ở phần sân đối phương trong khi hai tiền vệ trung tâm là Akram Mahinan và Syafiq Ahmad đóng vai trò hỗ trợ tăng cường khi cần thiết.

Malaysia gây sức ép ở phần sân Lào
Malaysia gây sức ép ở phần sân Lào
Hai cầu thủ phòng ngự dâng cao hỗ trợ sức ép khi tuyến trên bị vượt qua
Hai cầu thủ phòng ngự dâng cao hỗ trợ sức ép khi tuyến trên bị vượt qua

Việt sử dụng hơn nửa đội hình liên tục dồn về phần sân của Lào giúp Malaysia thường xuyên tạo được sức ép (pressing) tầm cao. Sức ép đó được tổ chức một cách rõ ràng và luôn duy trì thế 2 đấu 1, 3 đấu 1 với Lào nhằm cướp bóng trực tiếp từ đối thủ hoặc buộc đối thủ phải chuyền bóng ngược về khung thành hay chuyền bóng sang biên. Chỉ chờ có thế, sẽ có một cầu thủ của Malaysia ở biên cắt bóng và tổ chức phản công ngay lập tức ở phần sân của Lào. 

Chiến thuật pressing và kèm người của Malaysia
Chiến thuật pressing và kèm người của Malaysia
Nhờ vậy họ đã cắt được bóng từ Lào và tổ chức tấn công ngược lại 
Nhờ vậy họ đã cắt được bóng từ Lào và tổ chức tấn công ngược lại

Lối chơi này được Malaysia duy trì một cách liên tục với tốc độ cao trong 45 phút đầu tiên. Thể lực, sức mạnh và tốc độ giúp họ thường xuyên buộc Lào rơi vào thế chống đỡ ngay trên phần sân của mình.

Phạm lỗi là cách tốt nhất để ngăn đối phương tấn công của Malaysia 
Phạm lỗi là cách tốt nhất để ngăn đối phương tấn công của Malaysia

Đó là khi Malaysia có bóng. Còn khi bị mất bóng, cách đơn giản nhất để họ chuyển trạng thái từ tấn công sang phòng ngự chính là phạm lỗi từ xa. Việc cản đối phương trái luật ở giữa sân của Malaysia thường xuyên được thực hiện nhằm ngăn cho đối thủ có thể tiếp cận vòng cấm đội nhà. 

2. Hình bóng tiqui-taka 

Malaysia không chỉ mạnh về thể lực mà họ còn sở hữu những cầu thủ cầm bóng tốt và đi bóng tốt. Cầu thủ số 11  - Safawi Rashid chính là cái tên cần phải dè chừng nhất của Malaysia. Anh có thể dẫn bóng vượt qua 2-3 cầu thủ đối phương, khống chế bóng tốt trong vòng vây đối thủ. Thêm vào đó, Safawi Rashid còn phối hợp rất tốt với hậu vệ phải số 4 chuyên dâng cao là Syahmi Safari. Một trong rất nhiều những pha chồng biên giữa hai cầu thủ này đã giúp Malaysia có được bàn thắng ở phút 15. 

Rashid và Safari thường xuyên phối hợp bên cánh phải
Rashid và Safari thường xuyên phối hợp bên cánh phải
Thêm một tình huống nữa có sự phối hợp của bộ đôi này 
Thêm một tình huống nữa có sự phối hợp của bộ đôi này
Hoặc đó có thể là một đường chọc khe từ tiền vệ trung tâm Syafiq Ahmad cho Syahmi Safari
Hoặc đó có thể là một đường chọc khe từ tiền vệ trung tâm Syafiq Ahmad cho Syahmi Safari

Cách chơi của Malaysia có thể gói gọn lại như thế này. Cầu thủ số 18 Syafiq Ahmad là người tổ chức tấn công. Hai tiền đạo Talaha và Adha thay phiên nhau lùi xuống để tổ chức phối hợp bật tường tam giác (1 chạm) với tuyến 2. Trong thời điểm mà các hậu vệ của Lào cũng bị kéo giãn, tiền vệ tổ chức sẽ thực hiện một đường chọc khe để hai cánh di chuyền vào trong trước khi thực hiện một đường căng ngang cho tiền đạo vào vòng cấm. Cụ thể, cánh phải, nơi có Safari và Rashid là hướng tấn công chủ lực của Malaysia. 

Trong trường hợp Talaha và Adha có thể xoay sở được, họ sẽ thực hiện một phương án khác. Hai tiền đạo cố gắng xâm nhập trực diện vào trước vòng cấm để thu hút hậu vệ đối thủ, qua đó tạo ra khoảng trống để phối hợp các vệ tinh xung quanh.

Tốc độ của những pha phối hợp dựa trên những đường chuyền một chạm và sự cản lướt mạnh mẽ của Malaysia khiến hàng thủ của Lào rơi vào thế chóng mặt.

3. Vậy đâu là điểm yếu? 

Malaysia tổ chức tấn công rất có nét và bài bản. Nhưng vấn đề là khả năng cụ thể hóa cơ hội thành bàn của họ lại quá tệ. Trên thực tế, chỉ 1/3 bàn thắng của Malaysia được thực hiện theo đúng ý đồ về cách chơi của HLV Tan Cheng Hoe. Còn 2 bàn còn lại trước Lào, Malaysia nghiêng về dấu ấn phối hợp đôi (thay vì đá nhóm) hoặc tận dụng sai lầm của đối thủ. Theo thống kê, tỷ lệ sút bóng chính xác của Malaysia chỉ là 35,5%.

Malaysia dứt điểm không tốt 
Malaysia dứt điểm không tốt

Thêm vào đó, thủ môn bắt chính trong cả hai trận đấu của Malaysia trước Campuchia và Lào gặp điểm yếu trước những cú sút xa. Thủ thành Khairul Che Mat đã để thủng lưới trước một cú sút phạt từ xa của Lào. Và suýt chút nữa anh phải nhận thêm bàn thua ở phút 25, khi đối thủ có thêm một cú sút xa không mấy hiểm hóc nữa. 

BÌNH LUẬN:
TIN LIÊN QUAN
x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo