x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo
x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo

FALI RAMADANI & NHỮNG MÁNH KHÓE CỦA TRÙM BUÔN LẬU CẦU THỦ

15:09 | 27/02/2020


Thông qua việc sử dụng một CLB nào đó tại các quốc gia không mất thuế chuyển nhượng làm trạm trung chuyển, các tay trùm buôn lậu cầu thủ đã thực hiện trót lọt hàng trăm vụ những năm qua.

Thông qua việc sử dụng một CLB nào đó tại các quốc gia không mất thuế chuyển nhượng làm trạm trung chuyển, các tay trùm buôn lậu cầu thủ đã thực hiện trót lọt hàng trăm vụ những năm qua. Trong đó, điển hình là người đại diện Fali Ramadani của tiền đạo Luka Jovic (Real Madrid).

 

Ngày 4/9/2019, tiền đạo Luka Jovic gia nhập Real từ Frankfurt với phí chuyển nhượng 60 triệu euro. Đó dường như là hợp đồng béo bở với Frankfurt. Cách đấy 2 năm, họ chỉ mất 200.000 euro để mượn ngôi sao lúc đó mới 19 tuổi người Serbia từ Benfica, kèm điều khoản mua đứt với giá 5 triệu euro.

Tất nhiên, sau khi Jovic ghi tới 27 bàn ở mùa 2018/19, Frankfurt đã kích hoạt điều khoản mua đứt. Và chỉ vài tuần sau, họ bán anh cho Real với mức giá gấp tới 12 lần. 

Frankfurt thực ra chỉ nhận 70% giá trị chuyển nhượng của Jovic sang Real (42 triệu euro). 30% còn lại thuộc về Benfica. Đây là điều khoản trong hợp đồng khi Benfica đem Jovic cho Frankfurt mượn. Tất nhiên, dù sao Frankfurt cũng lời lớn trong vụ này.

Nhưng vấn đề đáng nói trong thương vụ này lại là khoảng thời gian trước khi Jovic đến với Benfica. Anh là ví dụ điển hình và thành công từ mánh khóe buôn lậu cầu thủ của các tay “cò” tại châu Âu, điển hình là Fali Ramadani - người đại diện của Jovic.

Jovic đúng là tài năng khá đặc biệt. Mới 16 tuổi anh đã được đôn lên đội một Red Star Belgrade. Bước sang tuổi 17, anh lập tức được CLB hàng đầu Serbia bán sang CLB Apollon Limassol của Đảo Síp, nhưng chỉ với 70% giá trị sở hữu, cụ thể là 750.000 euro. Tuy nhiên, Jovic vẫn ở lại thi đấu cho Red Star. Để rồi vào tháng 1/2016, “Sao đỏ Belgrade” lại bán nốt 30% giá trị sở hữu của anh cho đội bóng Đảo Síp. Lần này, giá thị trường của Jovic đã tăng lên, do vậy Red Star thu về thêm 600.000 euro chỉ cho 30% quyền sở hữu còn lại. Và đúng 6 ngày sau, Jovic đã ký hợp đồng với Benfica,.

Jovic (bìa trái) và tay “cò” Ramadani (bìa phải) trong ngày ký hợp đồng với Real.
Jovic (bìa trái) và tay “cò” Ramadani (bìa phải) trong ngày ký hợp đồng với Real.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Đó chính là việc Red Star đã sử dụng Apollon làm trạm trung chuyển để bán Jovic sang Benfica. Nhờ điều này, họ tránh được khoản thuế lớn cho việc bán cầu thủ. Lý do vì, mức thuế dành cho các hợp đồng mua bán cầu thủ như của Jovic gần như không đáng kể tại Đảo Síp. 

Đó là cách mà những tay “cò” chuyển nhượng tại Đông Âu như Serbia hay Romania thường xuyên sử dụng và đã thực hiện trót lọt hàng trăm vụ từ trước đến nay. Fali Ramadani, người đại diện của Jovic và một loạt ngôi sao khác như Kalidou Koulibaly và Miralem Pjanic, chính là kẻ lọc lõi trong vấn đề này. Tay “cò” này tham gia công việc môi giới cầu thủ từ rất lâu, đồng thời có mối quan hệ rất rộng tại Đông Âu và Đức. Chính vì vậy, Ramadani thường có được những “nguồn hàng tốt”.

Rất nhiều CLB và các tuyển trạch viên khi tìm ra được những tài năng trẻ sáng giá, đặc biệt những cầu thủ được các CLB lớn nhòm ngó, họ sẽ báo ngay cho Ramadani. Để rồi, Ramadani sẽ tìm cách chuyển quyền sở hữu của cầu thủ tài năng đó sang một CLB tại các nền bóng đá có mức thuế chuyển nhượng thấp hoặc không có, như Đảo Síp hoặc Malta. Rồi sau đó, tay “cò” này mới cùng CLB chủ quản bán họ sang các CLB lớn tại châu Âu. Bên cạnh Jovic, không ít ngôi sao Đông Âu khác đến với các đội bóng hàng đầu lục địa già theo con đường này, như Stefan Savic (Atletico) hay Nikola Kalinic (Roma).

Ramadani và nhiều tay buôn lậu cầu thủ khác đã sống ngoài vòng pháp luật nhiều năm qua. Nhưng giờ họ đã bị cơ quan chức trách tại Tây Ban Nha, Đức và nhiều quốc gia khác sờ gáy, do vậy có thể phải ra vành móng ngựa trong thời gian tới!

BÌNH LUẬN:
TIN LIÊN QUAN
x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo